sac pin dung cach: Dung lượng pin được
tính bằng mAh (milliampere
giờ). Một viên pin có dung
lượng 800 mAh, về lý
thuyết, sẽ hoạt động lâu
hơn loại có dung lượng
550mAh. Tuy nhiên, tuổi
thọ viên pin lại phụ thuộc
vào cách chăm sóc, sử
dụng pin. Điện thoại di
động đời mới có thời gian
chờ khoảng vài ngày dù
chỉ sử dụng một viên pin
550mAh, nhưng thời gian
đàm thoại thực tế chỉ có
vài giờ.
Nhìn chung, pin càng to,
càng
nặng thì dung lượng
càng lớn. Với những tiến
bộ trong công nghệ, đã có
pin dung lượng lớn nhưng
kích thước nhỏ. Công nghệ
đầu tiên áp dụng trong pin
là pin Nicken Cadmium
(NiCad),
rồi đến Nicken-
Hydrat kim loại (Ni-MH), pin
Li-thium-ion (Li-ion) và mới
nhất là pin Litium-Polymer
(Li-Po).
Cùng kích thước, nhưng
pin NiMH có dung lượng
550mAh, còn pin Li-ion có
thể
có dung lượng lên đến
840mAh. Do vậy, giá pin
dùng công nghệ mới luôn
cao hơn pin đời cũ. Pin Li-
ion và Li-Po thường được
sử dụng trong điện thoại
cao cấp nhằm giảm khối
lượng điện thoại.
Điểm yếu, mạnh của các
loại pin
Pin Nicken Cadmium là loại
rẻ nhất nhưng có nhiều
bất tiện như dung lượng
nhỏ, hay bị chai. Hiện
tượng chai pin, còn gọi là
"hiệu ứng nhớ" do sạc pin
không đúng cách. Với pin
này, cần để pin hết mới
được sạc. Nếu chưa hết
pin mà đem sạc, pin sẽ ghi
nhận mức năng lượng nạp
vào lúc
sạc và khi sử
dụng, cứ đến mức này, pin
sẽ báo hết.
Khá thông dụng trong các
điện thoại đời cũ là pin
Nicken-Hydrat kim loại (Ni-
MH) do dung lượng cao
hơn pin NiCad. Pin NiMH
không gây hại cho môi
trường và cũng ít bị hiệu
ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả
cho pin hết năng lượng
mỗi tuần hoặc nửa tháng.
Nhược điểm chính của pin
NiMH là không bền. Sau vài
trăm lần sạc, pin sẽ yếu
dần.
Hầu hết các điện thoại đời
mới sử dụng pin Li-ion và
Li-Po. Hai loại này không bị
hiệu ứng nhớ nên có thể
sạc pin bất cứ lúc nào, trừ
khi pin đầy. Tuổi thọ của
pin Li-ion cũng không cao.
Sử dụng cùng công nghệ
với pin Li-ion, nhưng pin
Li-Po có thể được sản
xuất dưới nhiều hình dạng
khác nhau. Trong khi pin
Li-ion
chỉ có một dạng thỏi
chữ nhật.
Chăm sóc pin
Nhiều người thường
xuyên
sạc pin hàng ngày,
với thời gian sạc khoảng
hai giờ. Tuy nhiên, việc
sạc pin cho đúng cách, sạc
quá hoặc chưa đủ đều ảnh
hưởng đến pin.
Bạn nên biết về quá trình
điện hóa ảnh hưởng đến
tuổi thọ của pin. Sau một
số lần sạc, dung lượng tối
đa của pin sẽ giảm đi 20%
so với lúc ban đầu. Với pin
Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc,
dung lượng giảm xuống
mức 80%. Pin NiMH và pin
Li-Po, chỉ sau 300-500 lần
sạc. Còn pin Li-ion, sau
500 -1.000 lần sạc.
Do vậy, người thường
xuyên sạc sẽ phải mua pin
mới sớm hơn, so với
người sạc theo định kỳ.
Tuy nhiên, không phải pin
nào cũng đạt số lần sạc
như trên mới giảm dung
lượng.
Tuổi thọ của pin còn phụ
thuộc vào cách bảo quản.
Để pin bền, cần chú trọng
đến cách sạc pin mới. Bạn
cần sạc rồi xả pin từ 3
đến 4 lần trước khi sử
dụng để bảo đảm sử dụng
tối đa
công suất của pin.
Điều này áp dụng cho tất
cả các loại pin. Cách xả pin:
lần đầu tiên sạc pin, điện
thoại sẽ báo pin đầy sau
10-15 phút. Bạn rút sạc
ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc
tiếp. Cứ làm như vậy trong
3-4 lần.
Khi không sử dụng, bạn
tháo pin và cất ở nơi khô,
mát. Để gần nguồn nhiệt
sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ
pin.
Nếu không sử dụng
một thời gian dài, khi dùng
lại, bạn cũng phải sạc như
khi mua pin mới. Lưu ý
rằng, tuy không dùng, bạn
cũng phải nạp và xả pin
theo định kỳ 2-3 tháng.
Không hoạt động và không
được sạc, pin sẽ mất khả
năng tích tụ năng lượng
và sự xả.
Khi điện thoại báo nhắc
nhở pin yếu, đồng nghĩa
với việc cần sạc pin hoặc
thay pin khác. Nếu bạn
tiếp tục sử dụng điện
thoại
, bạn cần tắt chuông,
tắt đèn màn hình, tắt rung.
Sau đó, bạn tắt điện thoại
để một lúc, rồi bật lại, thời
gian chờ của pin sẽ lâu
hơn một chút.
Có ba nguyên tắc sử dụng
và bảo quản pin mà người
sử dụng cần nhớ. Thứ
nhất, giữ pin cẩn thận
không để rơi hay va chạm
với vật cứng. Thường
xuyên vệ sinh điểm tiếp
xúc giữa pin và mạch điện
thoại bằng bông tẩm cồn.
Thứ hai, phải tắt nguồn
trước khi tháo pin. Không
làm đúng quy trình này sẽ
ảnh hưởng đến tuổi thọ
và
chất lượng pin. Cuối
cùng, không nên để pin
dưới ánh nắng mặt trời
hoặc gần nguồn nhiệt.Phan biet pin dt that gia:
Một trong những vấn đề
mà người sử dụng điện
thoại di động quan tâm là
chất lượng của pin. Nếu
may mắn có được một thỏi
pin tốt, bạn sẽ tiết kiệm
được rất nhiều thời gian
để sạc pin và hạn chế tối
đa việc bỏ lỡ những cuộc
điện thoại
quan trọng chỉ
vì... chiếc điện thoại yêu
quý hết pin. Còn nếu “vớ”
được một pin kém chất
lượng, bạn sẽ gặp phải
không ít những phiền toái.
Vậy làm thế nào để phân
biệt được pin thật, pin giả
đây
Trước tiên, bạn hãy đừng
"thành kiến" rằng pin
Trung Quốc là pin giả vì
đa phần pin thật lưu hành
trên thị trường hiện nay
đều được sản xuất tại
nước
này. Tất nhiên, đã là
pin thật, dù sản xuất ở
đâu vẫn đảm bảo các tiêu
chuẩn của hãng. Do đó,
nếu bạn thấy pin ghi
“Made in China” có khi lại
là một dấu hiệu tốt. Ngược
lại, các lõi pin ghi “Made in
Japan” đa phần là pin giả
vì hầu như không hãng
ĐTDĐ nào sản xuất pin tại
Nhật Bản để xuất khẩu.
Pin được ghi xuất xứ
Korea cũng có xác suất
pin giả rất cao.
Phân biệt pin Nokia thật -
giả
Thông thường pin thật có
tem 3 chiều, khi nghiêng
pin, nhìn vào tem, bạn sẽ
thấy hình 3 chiều với logo
Nokia cùng biểu tượng hai
bàn tay bắt nhau như bạn
vẫn thường thấy mỗi khi
khởi động máy. Phần cạnh
của pin thật thường rất
chắc chắn. Còn pin giả, nếu
bạn bóp vào cạnh pin,
phần giấy bọc sẽ nhanh
chóng bị nhàu và có nếp
gấp.
Nền pin thật bằng phẳng
hơn pin giả. Ngoài ra, chất
lượng giấy bọc của pin giả
có vẻ dày hơn và màu sơn
không có chiều sâu. Màu
lớp giấy bọc pin thật
không bóng bằng pin giả
nhưng khi sờ vào ta cảm
nhận được độ dầy của
giấy
bao khá chắc chắn.
Nếu phần giấy bao bên
ngoài của pin bị phồng,
rộp bạn không nên sử
dụng, vì khi đó pin rất dễ
gây cháy nổ do không còn
đảm bảo kỹ thuật.
Phân biệt pin Samsung
Loại pin của Samsung
thường được gắn ngay
trên phần nắp sau của
máy nên dễ phân biệt hơn.
Bạn so sánh trực tiếp với
màu sơn gốc của máy sẽ
thấy nước sơn trên pin
thật có chiều sâu hơn và
không quá bóng một cách
rẻ tiền như pin giả. Phần
chữ của pin thật thường
ghi rõ ràng, chi tiết hơn
pin giả. Chữ được in sắc
nét hơn.
Đối với pin Sony Ericsson
Cách phân biệt pin Sony
Ericsson cũng tương tự
như pin Nokia. Điều quan
trọng là gần như bất cứ
pin Sony Ericsson thật nào
cũng đều có tem 3 chiều
như trên thẻ bảo hành
máy.
Pin Motorola thì sao?
Ngoại trừ cách phân biệt
như đối với pin Nokia, pin
Motorola giả thường
“chuộng” tông màu đen và
ghi xuất xứ là Korea và
Japan (Nhật Bản), đa phần
ghi bằng tiếng Anh. Trong
khi đó, pin thật lại thường
ghi nhiều chữ Hoa, và ghi
rõ xuất xứ là China
(Trung Quốc). Phần tem 3
chiều của pin thật có chiều
sâu hơn hẳn so với pin
giả. Thường khi bạn nhìn
vào tem 3 chiều của pin
thật sẽ thấy có khoảng 4
lớp, trong khi pin giả chỉ
có 2 lớp.
a>